Vừa bắt tay vừa múa dao, Tập làm Phan Văn Giang cúi đầu, làm Tô Lâm bế tắc!

Tập Cận Bình vừa đến Việt Nam ký với Tô Lâm 45 văn kiện bí mật là ông ta lên đường đi Campuchia ký thỏa thuận về việc xây dựng kênh đào Phù Nam Techno-một dự án giết chết đồng bằng sông cửu long Việt Nam. Rõ ràng Tập Cận Bình vừa bắt tay Tô Lâm vừa “thủ dao” đâm vào đồng bằng sông cửu long Việt Nam một nhát nghiệt ngã.

Nếu Tô Lâm có quà với Tập Cận Bình là 45 văn kiện, thì Phan Văn Giang cũng không chịu thua. Hôm ngày 17/4, ông Giang đã ngỏ lời với người đồng cấp phía Trung Quốc mời quân Trung Quốc “đổ bộ” xuống Sài Gòn diễu binh ăn mừng 50 năm chiến thắng cho Cộng Sản. Đây được xem như thái độ thần phục của Phan Văn Giang, bởi ông coi Trung Quốc cao hơn vết thương lòng của cả dân tộc. Sẵn sàng xát muối vào vết thương ấy mà lấy lòng Bắc Triều.

Đáp lại, ngày 25/4, Trung Quốc cho vận tải cơ Y-20 đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, mang theo lực lượng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chuẩn bị tham gia diễu binh nhân dịp kỷ niệm 50 năm cái gọi là “giải phóng miền Nam”. 

Cũng trong ngày 25/4, đài Tân Hoa Xã và một loạt trang mạng tiếng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh Hải cảnh Trung Quốc đổ bộ lên một bãi cạn tại cụm Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, khu vực mà Việt Nam gọi là huyện đảo Trường Sa. Lại một lần nữa cho thấy tính 2 mặt của Tập Cận Bình, vừa bắt tay vừa múa dao.

Có thể nói, hành động “vừa bắt tay vừa múa dao” như thế này không phải là chiêu trò mới, nó đã được ông Tập Cận Bình sử dụng trong những lần bắt tay với Nguyễn Phú Trọng. Vẫn thăm thú, vẫn nói lời hay ý đẹp, vẫn được Nguyễn Phú Trọng ký nhiều văn kiện có lợi cho Bắc Kinh, nhưng ngoài Biển Đông, Tập Cận Bình luôn cho quân của họ gây hấn hết lần này đến lần khác. Với thời gian 13 năm nắm quyền của ông Trọng, đủ lâu để có thể thấy đây là kế sách của Tập Cận Bình đưa ra. Kế sách này nhằm 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là để lấn dần, tạo vùng xám để đưa Chính quyền Cộng Sản vào thế phải miễn cưỡng chấp nhận. Mục đích thứ nhì là để thử lòng trung thành của lãnh đạo Cộng Sản, rằng họ chọn dân hay chọn Bắc Kinh. Và thực tế đã cho thấy, Nguyễn Phú Trọng chọn Bắc Kinh và phớt lờ nguyện vọng nhân dân.

Có vẻ như Tô Lâm cũng có chút nhìn ra lòng dân, rằng dân muốn Đảng Cộng Sản thừa nhận công lao những anh hùng liệt sỹ chống Tàu vừa muốn Đảng Cộng Sản thoát Trung. Tuy nhiên, trong giới hạn của mình, Tô Lâm chỉ thực hiện được một việc là thừa nhận sự hy sinh của anh hùng liệt sỹ chống Tàu bằng hành động thắp hương Vị Xuyên. Còn về nhiệm vụ thoát Tàu thì xem ra đó là quá tầm đối với ông. Mặc dù Tập Cận Bình vừa bắt tay vừa múa dao nhưng Tô Lâm vẫn không có động thái cứng rắn nào. Tô Lâm vẫn đang bế tắc trong bài toán thoát Trung, ông phải xui theo dòng chảy do Bắc Kinh đã vạch ra qua nhiều đời Tổng bí thư trước đây.

Với Phan Văn Giang thì rõ ràng hơn Tô Lâm rất nhiều. Ông Giang đã nâng quân Trung Quốc đặt trên đầu để thờ mà phớt lờ những phản ứng của người dân. Rõ ràng khi chọn ngả về dân, Phan Văn Giang sẽ không được sự gia tăng sức mạnh trên bàn cờ chính trị. Hiện nay phe ông Giang đang có dấu hiệu bứt phá, nếu tranh thủ được sự ủng hộ từ Bắc Kinh thì tương lai sẽ sáng sủa hơn rất nhiều.

Bài toán thoát trung đã qua rất nhiều đời Tổng bí thư và kéo dài 35 năm nhưng chẳng đời Tổng bí thư nào giải quyết được. Một quyết định đớn hèn của nhóm Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười-Phạm Văn Đồng đã khiến cho Việt Nam ngày càng lún sâu vào quỹ đạo Bắc Kinh không ai có thể rút ra được.

Với tình trạng vừa đánh nhau với đồng chí trong nước vừa nhìn thái độ Bắc Kinh như hiện nay thì giấc mơ thoát Trung xem ra bất khả thi.

Hoàng Phúc -Thoibao.de