Hai vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gần đây, một do Trung tá Hồ Sỹ Phong gây ra trong lúc say xỉn tại Bắc Ninh, và một do Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương gây chết người rồi bỏ trốn, đã phơi bày sự bất công trắng trợn trong cách thực thi pháp luật.
Dù ông Phong đã bị đình chỉ và cách chức sau áp lực từ mạng xã hội, nhưng sau ba ngày, vẫn không có thông báo chính thức về việc khởi tố, bồi thường hay xác định thương tật cho các nạn nhân. Trong khi đó, ông Cương, nhờ vào thế lực của vợ là một quan chức cấp cao, đã nhanh chóng “xử lý” hiện trường, không để lại bằng chứng, không một dòng báo chí đưa tin, và hiện vẫn sống ung dung ngoài vòng pháp luật.
So sánh hai trường hợp này chỉ làm rõ thêm một điều: Trong một hệ thống mà quyền lực quan trọng hơn pháp luật, công lý chỉ là món hàng xa xỉ. Những kẻ có quan hệ thân thế được che chắn, còn những người giữ vị trí không đủ cao trong hệ thống sẽ nhanh chóng trở thành vật tế thần.
Pháp luật ở Việt Nam không được làm ra để bảo vệ công bằng mà chỉ để bảo vệ, bao che cho kẻ mạnh. Hàng ngày, người dân Việt Nam luôn là nạn nhân của hệ thống luật pháp bênh vực kẻ mạnh này.
“Chúng ta sai chúng ta xin lỗi trước dân, dân sai dân chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Đấy là một câu nói của ông ông cựu quan chức đã xộ khám. Điều đó cho thấy tư duy phân biệt đối xử giữa dân và quan chức rất rõ ràng.
Một nhà nước không đặt tinh thần thượng tôn pháp luật lên hàng đầu thì đừng hy vọng đất nước này vươn mình. Vươn mình làm sao được khi người dân-thành phần chính để đưa đất nước tiến lên không được đối xử công bằng?
Ngọc Thu