Theo chủ trương bỏ cấp huyện, và sáp nhập các tỉnh thành của Tổng Bí thư Tô Lâm, với mục đích nhằm để giảm bớt đầu mối, giảm số lượng nhân sự của bộ máy hành chính công.
Nhưng trên thực tế, ngay những ngày đầu tiên sau ngày 1/7/2025, là thời điểm chính thức việc sáp nhập có hiệu lực, thì nhiều bộ máy tại các tỉnh, thành phố lại chứng kiến sự “phình to” chưa từng có.
Trường hợp điển hình và gây tranh cãi nhất là Sở Tài chính TP.HCM, với số lượng lên đến 18 phó Giám đốc Sở, được cho là cao kỷ lục chưa từng thấy.
Điều đáng nói, con số này không chỉ là phép cộng cứng nhắc của bộ máy cũ từ 3 đơn vị TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Mà còn có sự bổ sung “kịp thời” thêm một cựu Bí thư Huyện ủy ở Bình Dương, không có chuyên môn tài chính.
Nếu so với Bộ Tài chính ở trung ương, nơi có “chưa đến” 10 thứ trưởng thì Sở Tài chính TP.HCM có số cấp phó vượt gấp đôi theo quy định.
Còn nếu so với một số sở khác tại các địa phương có quy mô nhỏ hơn, thì mức chênh lệch lên tới 18 lần.
Hiện tượng “phình to” bất thường số lượng cấp phó không chỉ xuất hiện riêng tại TP.HCM. Tại các các địa phương khác như Cần Thơ, Lâm Đồng, Đà Nẵng…, cũng xảy ra tình trạng tương tự. Như: Sở Xây dựng (17 phó), Sở Nông nghiệp và Môi trường (16 phó).
Đây là, hệ quả của tư duy, “gom người” từ các bộ máy cũ, theo kiểu “mỗi nơi giữ lại vài người để không ai bị mất việc” sau sáp nhập.
Công luận đã đặt câu hỏi, nếu công cuộc sáp nhập với chi phí khổng lồ đến hàng trăm ngàn tỷ, thì nay lại sinh thêm bộ máy cồng kềnh hơn, thì liệu mục tiêu “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả” có giữ được tinh thần ban đầu?
Theo giới chuyên gia, đây là sự tinh giản mang tính hình thức không thực chất, sau sáp nhập khi bộ máy tổ chức thì được gộp lại, thì một nghịch lý lớn trong cải cách bộ máy. Đó là, giảm đầu mối nhưng không giảm người, giảm cấp nhưng lại tăng thêm nhiều cấp phó.
Nếu không có cơ chế giám sát và chỉnh sửa kịp thời, cải cách bộ máy của ông Tô Lâm sẽ chỉ còn là cải cách trên giấy.
Hồng Lĩnh – Thoibao.de