“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” là khẩu hiệu được in trên mọi văn bản nhà nước, là câu mở đầu trong mọi bản hiến pháp, là tuyên ngôn của một đất nước từng khẳng định mình “chiến thắng kẻ thù xâm lược”.
Nhưng gần 50 năm sau ngày thống nhất, người dân – những người đáng lẽ là chủ nhân của chiến thắng ấy – vẫn chưa thực sự được sống trong điều họ đã đổ m áu để đòi lại.
– Nếu thực sự “độc lập”, tại sao người dân không thể chọn người lãnh đạo?
– Nếu thực sự “tự do”, tại sao cử tri chỉ được bầu chọn trong một danh sách đã sắp xếp sẵn? Tại sao báo chí không được đưa tin ngoài “định hướng”? Và vì sao nói thật – về đất đai, về tham nhũng, về nhân quyền – vẫn có thể bị quy chụp là “chống phá nhà nước”?
– Nếu thực sự “hạnh phúc”, tại sao vẫn còn những người mẹ mang ảnh con đi đòi công lý trước trụ sở công an?
Tại sao những nhà hoạt động môi trường, bảo vệ quyền lợi cộng đồng lại phải ngồi tù, trong khi các quan chức làm giàu nhờ cướp đất, phá rừng lại được bao che? Một đất nước không thể gọi là thành công nếu người dân của nó phải rời bỏ quê hương để được sống đúng với lương tâm mình.
Lịch sử không nên chỉ được viết bởi kẻ thắng trận – mà phải được viết bởi những con người được sống tự do, được nói lên ký ức thật, được góp phần quyết định tương lai đất nước.Nếu độc lập chỉ dành cho thiểu số, nếu tự do bị kiểm soát, và nếu hạnh phúc là khẩu hiệu thay vì trải nghiệm thực tế – thì dân tộc ấy chưa thực sự chiến thắng.
Anh Lý