Sự thất thế của Tô Lâm trong công tác Đối Ngoại sẽ là lý do để thay thế Tổng Bí Thư?

Trong thời gian gần đây, trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt nam đang có nhiều các biến động đáng chú ý. Đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại Quốc tế của Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc.

Tổng Bí thư Tô Lâm, nhân vật quyền lực nhất trên danh nghĩa, gần như vắng mặt trong các hoạt động ngoại giao lớn. Thay vào đó, các vai trò chủ chốt trên lĩnh vực này đều do Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Lương Cường đảm trách.

Trong bối cảnh Bắc Kinh phát đi tín hiệu lạnh nhạt đối với người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt nam. Với sự kiện Hảnh cảnh của Trung Quốc treo cờ trên bãi đá Hoài Ân trong Quần đảo Trường Sa của Việt nam là một cái tát trời giáng. 

Đáng chú ý, cho đến nay, trên cương vị người đứng đầu của Đảng ông  Tô Lâm và ban lãnh đạo Việt nam vẫn chưa dám hó hé.

Trong lúc, Washington không còn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ, đối với Hà Nội như trước đây qua lệnh cấm quan chức Mỹ tham dự các sự kiện ngày 30/4 tại Việt Nam. Điều đó đã cho thấy, vị thế quốc tế của Tổng Bí thư Tô Lâm đối với các cường quốc đã suy giảm rõ rệt.

Trong thời gian gần đây Tổng Bí thư Tô Lâm đã không xuất hiện trong các sự kiện đón tiếp các nguyên thủ quốc tế cấp cao. Không dẫn đầu bất kỳ phái đoàn ngoại giao lớn nào của Việt nam công du quốc tế. Tất cả những dấu hiệu vừa kể đã cho thấy, ông Tô Lâm đang dần dần bị gạt ra bên lề của sân khấu chính trị quốc tế, cũng như trong nội bộ của đảng. 

Theo giới phân tích, công tác đối ngoại lại là thước đo quyền lực của các Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, năng lực đối ngoại của lãnh đạo tối cao không chỉ là yếu tố ngoại giao, mà còn là thước đo sự chấp thuận từ các cường quốc.

Đây, là biểu hiện của khả năng điều phối quyền lực trong nội bộ của đảng và chính trường. Mà ông Tô Lâm trên cương vị Tổng Bí thư đã khá thành công cho tới thời điểm hiện nay.

Do đó, sự thất thế trên sân khấu ngoại giao, sẽ còn là tín hiệu suy giảm thực quyền, báo hiệu khả năng Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ bị thay thế hoặc bị buộc phải rút lui là điều hoàn toàn có thể.

Trong bối cảnh, cuộc chơi quyền lực trong nội bộ đảng đã bắt đầu nóng và có nhiều biểu hiện “quyết liệt”. Sự suy giảm vai trò trong công tác đối ngoại của Tổng Bí thư Tô Lâm, đã bộc lộ sự phân cực quyền lực trong nội bộ đảng, và mở ra một giai đoạn chuyển giao lịch sử có thể đã bắt đầu.

Sự thất thế của Tổng Bí thư Tô Lâm trước liên minh giữa phe tướng lĩnh Quân Đội và lực lượng bảo thủ” thân Trung quốc là điều có thật không thể chối cãi. Việc ông Tô Lâm phải gấp gáp bổ nhiệm một nhân sự mang tính “chiến lược” như Trung tướng Nguyễn Hồng Thái là một minh chứng.

Tuy nhiên, vai trò của Tướng Nguyễn Hồng Thái có lẽ ông Tô Lâm cũng ý thức được rằng, việc lật ngược tình thế trên bàn cờ chính trị là điều không thể. Mới nhất, ngày 28/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã bất ngờ đến dâng hương tri ân các cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng tại nhà riêng.

Theo giới thạo tin, đây là một sự kiện mang tính biểu tượng cho sự “xuống thang”, nếu không nói là hành động giương cờ trắng của ông Tô Lâm trước Quân đội. Đây là lực lượng chủ chốt, với trọng trách làm chủ quyền lực và là trung tâm của hệ thống chính trị của Việt nam. 

Khi liên minh giữa Quân đội với một bộ phận quyền lực “bảo thủ” thân Bắc Kinh đã quyết định lựa chọn “hữu nghị” bằng mọi giá với Trung Quốc đã thắng thế. Thì việc Tổng Bí thư Tô Lâm từ chỗ mất dần vai trò trong công tác đối ngoại, cho đến việc mất quyền lực tối cao là điều không xa.

Thay vì, coi trọng lợi ích của quốc gia và dân tộc thì ông Tô Lâm vẫn có thể giữ được ổn định chính trị. Nhưng, Tổng Bí thư Tô Lâm vì lợi ích cục bộ của cá nhân và phe cánh đã vô tình đẩy chính trị Việt nam vào một cuộc khủng hoảng nguy hiểm.

Đây chính là lý do vì sao, Quân đội Nhân dân Việt nam đã và đang thực hiện một cuộc “chỉnh lý” mang tính lịch sử. Với mục tiêu, để truất quyền chính khách vô đạo đức mang tên Tô Lâm nhằm làm sạch sẽ bộ máy.

Trà My – Thoibao.de