Vì sao Ba Dũng gấp rút đưa Nguyễn Thanh Nghị “tháo chạy” về làm Bí thư Hải Phòng?

Khi Đại hội Đảng lần thứ 14 đang đến gần, chính trường Việt Nam sôi động với những đồn đoán và nhiều toan tính chiến lược. Mới đây, trên mạng xã hội loan truyền Danh sách Dự kiến Bí thư Tỉnh ủy của 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập.

Trong đó, ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sẽ đảm nhiệm vị trí Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, giới thạo tin cho rằng ông Nghị nhiều khả năng sẽ được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. 

Hải Phòng, là một mắt xích quan trọng trong chiến lược kinh tế và an ninh quốc gia. Với vị trí chiến lược, Hải Phòng là địa bàn chính trị trọng yếu cho bất kỳ phe phái chính trị nào muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. 

Trong những năm gần đây, Hải Phòng được xem là “lãnh địa” của cựu Thủ tướng Ba Dũng”, nơi ông Dũng nhiều năm là Đại biểu Quốc hội, và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ địa phương này. Vì thế, việc đưa ông Nguyễn Thanh Nghị về Hải Phòng sẽ điều kiện thuận lợi để ông Nghị củng cố quyền lực.

Về mặt chính trị, Hải Phòng là một sân chơi ít rủi ro hơn so với TP.HCM, trong lúc ông Lê Tiến Châu, Bí thư Hải Phòng, được cho là sẽ chuyển công tác, để mở ra cơ hội cho ông Nguyễn Thanh Nghị. 

Việc ngày 7/5/2025, ông Nguyễn Thanh Nghị xuất hiện cùng Chủ tịch Nước Lương Cường tại lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân Việt Nam ở Hải Phòng là một chỉ dấu minh chứng cho dự đoán này. 

Hơn nữa, với tài quyền biến của ông Ba Dũng thì vị trí Bí thư Thành ủy Hải Phòng cũng có cơ hội cao để có suất vào Bộ Chính trị, để tạo bàn đạp quan trọng cho tham vọng lâu dài của ông Nghị.

Ngược lại, TP. Hồ Chí Minh, dù là đầu tàu kinh tế, nhưng đây lại là một chiến trường chính trị đầy phức tạp. Thành phố này từ lâu là nơi tranh giành quyền lực giữa các phe phái, đặc biệt là 2 phe của ông Tư Sang và ông Ba Dũng. 

Hơn nữa, việc mở rộng địa bàn TP. Hồ Chí Minh vừa qua, đã cho thấy thành phố này trở thành một cái áo “quá cỡ” so với khả năng và trình độ quản lý của ông Nguyễn Thanh Nghị.

Theo giới thạo tin, do tuổi đời còn quá trẻ cùng sự thiếu gắn bó lâu dài của ông Nghị tại này, điều đó có thể khiến cho Nguyễn Thanh Nghị vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các thế lực chính trị cũ ở địa phương.

Thậm chí, không có ai dám nghĩ đến việc ông Nguyễn Thanh Nghị có cơ hội làm Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Hơn nữa, theo văn hóa chính trị của Thành phố này hiếm khi cho phép một Phó Bí thư Thường trực nhảy thẳng lên ghế Bí thư Thành Ủy.

Trong khi, các đồng minh của ông Tư Sang, và Lê Thanh Hải, đã từng thống trị chính trị nơi đây trong một thời gian quá dài. Dẫu rằng, ông Ba Dũng và ông Tư Sang được cho là tạm bắt tay chia sẻ quyền lực.

Nhưng, các diễn biến gần đây trong việc tái điều tra mối liên hệ của ông Lê Thanh Hải với vụ án Vạn Thịnh Phát, đã cho thấy ý đồ của Ba Dũng, và Tô Lâm, đang tìm cách triệt tiêu ảnh hưởng của phe Tư Sang, đã cho thấy sự bất ổn của địa bàn chính trị này.

Do đó, việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đang tiềm ẩn quá nhiều các rủi ro. Đã khiến nơi đây trở thành một bệ phóng không an toàn với ông Nguyễn Thanh Nghị.

Ông Ba Dũng, dù đang liên minh với Tổng Bí thư Tô Lâm để củng cố quyền lực cho phe Công an. Nhưng sự lấn lướt của phe này đã gây phản ứng mạnh mẽ từ phe Quân đội, khi họ đang muốn tái khẳng định vai trò là lực lượng trung tâm của quyền lực. 

Theo giới thạo tin, ông Ba Dũng quyết định đưa con trai – ông Nguyễn Thanh Nghị về Hải Phòng là một nước cờ nhằm phòng ngừa sự phụ thuộc quá mức vào liên minh của ông Tô Lâm và Bộ Công An, đang trên đà suy yếu. 

Việc đưa Nguyễn Thanh Nghị về làm Bí thư Hải Phòng là một nước cờ chiến lược của ông Ba Dũng. Nhằm giúp ông Nghị tránh được những rủi ro chính trị tại TP. Hồ Chí Minh, cũng như để bảo vệ cho ông Nghị thoát khỏi cuộc giằng co quyền lực giữa Công an và Quân đội. 

Với mục đích cuối cùng, tạo bàn đạp để “cậu ấm” Nguyễn Thanh Nghị tiến xa hơn trong sự nghiệp chính trị của mình.

Trà My – Thoibao.de