Ngày 26/6/2025, công luận ở Việt nam rúng động khi Tòa án tuyên giảm án tới 14 năm tù cho ông Trịnh Văn Quyết, trong đại án tham nhũng lừa đảo thị trường chứng khoán. Đáng chú ý, bà Trịnh Thị Thúy Nga, một đồng phạm và em gái ông Quyết cũng được trả tự do ngay tại tòa.
Điều vừa kể đã khiến cả xã hội dậy sóng, đồng thời đặt ra hàng loạt câu hỏi về tính nghiêm minh của pháp luật, cũng như quyết tâm của Tổng Bí thư Tô Lâm – người từng khẳng định “chống tham nhũng không có ngoại lệ”.
Lý do giảm án từ bản án Sơ thẩm ban đầu 21 năm tù đã được rút xuống còn 7 năm, do ông Trịnh Văn Quyết có tình trạng sức khỏe yếu, đã “khắc phục toàn bộ hậu quả”, thậm chí nộp thừa hơn 20 tỷ đồng để khắc phục. Cũng như, bị cáo Quyết còn có đơn xin khoan hồng của hơn 5.000 các tổ chức và cá nhân.
Trong một diễn biến tương tự, mới đây, trong vụ án đưa hối lộ của Tập đoàn Phúc Sơn, ngay sau khi có các tin tức “rò rỉ” bị cáo Nguyễn Văn Hậu – tức Hậu “pháo” sẽ nhận án kịch khung 30 năm tù.
Ngay lập tức, các luật sư bào chữa cũng công bố hơn 6 ngàn đơn xin khoan hồng từ các cụ già và trẻ em từng được Hậu “pháo” làm từ thiện trước đây.
Điều đó, đã gây bức xúc lớn trong công luận, theo đó khả năng rất cao tới đây bị cáo Nguyễn Văn Hậu cũng sẽ được giảm án tương tự như Trịnh Văn Quyết.
Việc khắc phục hậu quả vốn chỉ là yếu tố phụ trợ trong việc giảm nhẹ hình phạt, nhưng tại sao đến bây giờ khả năng nộp lại tiền trục lợi bất chính, lại có thể xóa tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội đối với các bị cáo trong các Đại Án như vậy?
Hiện tượng “đổi tiền để lấy án nhẹ” như trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, đã phản ánh một điều cực kỳ nguy hiểm, hệ thống pháp luật ở Việt nam đang bị chính trị hóa, hoặc tệ hơn, đã bị thương mại hóa như một món hàng được đem ra để đổi chác.
Đây là điều cực kỳ bất công khó có thể được chấp nhận, khi người dân nghèo phạm tội ăn cắp vặt có thể ngồi tù vài năm. Trong khi, các “quan tham” chiếm đoạt hàng nghìn tỷ thì lại được “giảm án”, nếu biết chạy án đúng cách.
Thậm chí, giới luật sư còn khẳng định, bây giờ nhiều đại án kinh tế lớn chỉ còn là việc thương lượng về mức nộp, thời điểm khắc phục và và đối tượng sẽ được “giảm án” bao nhiêu năm tù?
Từ khi trở thành Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đã nhiều lần khẳng định cam kết “chống tham nhũng không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ”.
Tuy nhiên, qua những gì vừa diễn ra gần đây, đặc biệt là trong các vụ án liên quan đến các doanh nhân “lắm tiền, nhiều của” do ăn cắp mà có. Như cặp đôi Đỗ Anh Dũng, Trịnh Văn Quyết…, đã cho thấy thực tế không phải là như vậy.
Công luận nghi ngờ việc ông Tô Lâm đang đưa ra chủ trương giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo lấy lý do để “ổn định kinh tế, tránh mất ổn định đối với “hệ thống” chính trị.
Đây, được cho là một chiến dịch chống tham nhũng “nhân đạo”, nhưng… chỉ áp dụng với những kẻ có rất nhiều tiền, có thế lực chống lưng, và có thể khắc phục hậu quả.
Vậy, công cuộc chống tham nhũng hiện nay của Tổng Bí thư Tô lâm đang thúc đẩy là “vì dân” hay “vì các quan tham”? Nếu là “vì dân”, thì mọi vụ án phải được công khai, minh bạch, xử lý nghiêm khắc đúng theo pháp luật.
Còn nếu là vì những kẻ ăn cắp thì việc điều tra, khởi tố chẳng qua chỉ là màn kịch để trấn an dư luận, nhưng đằng sau hậu trường là sự thỏa hiệp và dàn xếp âm thầm.
Việc giảm án cho Trịnh Văn Quyết là một xu hướng cực kỳ nguy hiểm, nếu tình trạng này được tiếp tục duy trì, thì luật pháp quốc gia chỉ còn là “cây gậy” đánh vào dân thường, và là “cây dù” che cho những kẻ sai phạm.
Khi một xã hội không còn ranh giới giữa công lý và sự mua bán, thì sự sụp đổ của chế độ CSVN hiện nay không còn là nguy cơ, mà chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Trà My – Thoibao.de